Muốn phát triển ô tô điện, cần ưu tiên đầu tư trạm sạc


16/12/2019 | Xem 1927

Chi phí đầu tư cho các trạm sạc rất đắt đỏ. Điều này đặt ra thách thức đối với mong muốn sử dụng rộng rãi ôtô điện ở nhiều nơi.

Nhu cầu năng lượng to lớn, nhưng sạc điện ở đâu?

Hệ thống trạm sạc của Tesla
Hệ thống trạm sạc của Tesla

Theo nghiên cứu, tổng cầu năng lượng sạc cho xe điện ở Trung Quốc, châu Âu và Mỹ có thể tăng đáng kể trong những năm 2020 – 2030. Cụ thể là tăng từ khoảng 20 tỷ kWh lên tới 280 tỷ kWh. Đây có vẻ là con số khổng lồ, nhưng chỉ dưới 10% nhu cầu năng lượng hiện tại của Mỹ.

Khác với ôtô động cơ đốt trong truyền thống, đặc trưng là chỉ có thể nạp nhiên liệu ở các trạm xăng, ôtô điện có thể sạc lại ở nhiều địa điểm với nhiều cách thức. Mô hình của McKinsey phân tích 4 trường hợp sạc, đều giả định cắm sạc từ nguồn điện: ở nhà, nơi làm việc, nơi công cộng và trên đường cao tốc khi di chuyển đường dài.

Những trường hợp sử dụng và những công nghệ sạc khác vẫn đang xuất hiện. Chẳng hạn, sạc không dây hay sạc từ đèn đường, có tiềm năng tồn tại, nhưng không được tính trong phân tích này.

Nhu cầu năng lượng để sạc ôtô điện
Nhu cầu năng lượng để sạc ôtô điện

Năng lượng tiêu thụ ở nhà và nơi làm việc sẽ phụ thuộc vào số sạc được cắm và lượng năng lượng bộ sạc cung cấp. Sạc điện ở nhà sẽ phụ thuộc vào liệu chủ xe có garage hay không và thu nhập của họ là bao nhiêu. Sạc ở cơ quan sẽ phần lớn phản ánh lựa chọn của người sử dụng lao động hoặc các yêu cầu về quy định.

Tuy nhiên, người ta không chỉ sử dụng ôtô để lái đi làm. Khoảng 3-6% tổng số km là các chuyến đi đường dài, trung bình hơn 160 km. Dù có sạc đầy điện ở nhà, hầu hết các xe điện hiện nay không thể đi khứ hồi như vậy mà không sạc lại. Như vậy lại sinh ra thêm trường hợp sạc điện đường dài.

Tổng hợp sạc điện ở nhà, cơ quan và đường dài có thể theo lý thuyết bao quát toàn bộ nhu cầu năng lượng của một chủ xe điện. Tuy vậy, vẫn có một bộ phần tài xế sử dụng xe điện là xe sơ-cua, chỉ dùng để di chuyển ngắn hay làm những việc lặt vặt. Tất nhiên bộ phận này không nhiều. Ví dụ, tài xế không sạc điện ở nhà hay cơ quan chắc chắn sẽ sạc nơi công cộng; tài xế chạy quá mức dung lượng của pin một ngày nào đó cũng sẽ cần tới các trạm sạc nhanh; và tài xế quên sạc ở nhà hay ở nhà không có chỗ cắm sạc cũng phải phụ thuộc vào các lựa chọn khác, từ đó sinh ra trường hợp sạc điện nơi công cộng.

Đầu tư vào hệ thống sạc là nhiệm vụ bắt buộc

Một trạm sạc ở London, Anh
Một trạm sạc ở London, Anh

Trong khi hầu hết bộ sạc – hơn 95% - sẽ là ở nhà và công sở xét từ góc độ tổng số bộ sạc đếm được, tỷ lệ vốn đầu tư chúng đại diện là gần 70% trên tổng số. Điều này phản ánh chi phí cho bộ sạc nhanh cao hơn đáng kể. Tính trung bình, bộ sạc level 2 sử dụng ở nhà có giá thấp hơn 1.000 USD; khi dùng ở công sở hoặc nơi công cộng có thể tốn khoảng 3.000 tới 5.000 USD. Bộ sạc nhanh một chiều giá khởi đầu ở mức 25.000 USD và, tuỳ thuộc vào công suất điện, có thể lên tới hơn 200.000 USD cho mỗi đơn vị.

Hiện nay, việc kinh doanh nguồn sạc level 2 ở nhà và nơi công sở không phức tạp, bởi vốn trả trước và chi phí vận hành thấp. Kinh doanh nguồn sạc nhanh một chiều nơi công cộng khó khăn hơn. Lý do bao gồm vốn trả trước cao, chi phí vận hành đắt đỏ hơn và mức độ sử dụng còn thấp. Trong tương lai gần, điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng: Ai sẽ cung cấp nguồn vốn cần thiết cho sạc điện công cộng trong khi tỷ lệ sử dụng vẫn ở mức thấp, đặc biệt ở Trung Quốc nơi nhu cầu sạc công cộng cao hơn?

Nguồn: VN Express

Bạch Võ Toàn


Tag:


Địa chỉ các Showroom